Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò đang được ưu tiên sử dụng hàng đầu hiện nay. Với việc sở hữu đội ngũ thi công chống thấm hiệu quả, chúng tôi luôn đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho mỗi khách hàng. Công ty Hồng Phước chuyên lĩnh vực chống thấm mọi công trình, nạo vét hố ga giá rẻ, hút hầm cầu chuyên nghiệp

Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Bằng Màng Khò

Những ưu điểm và cách hướng dẫn thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò

Ưu điểm của việc thi công chống thấm bằng màng khò nóng

  • Thi công với tiến độ nhanh và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết
  • Khả năng chống thấm nước hoàn hảo bởi các lớp màng rất dày dặn ( 3-5mm) và nước bị ngăn chặn triệt để.
  • Hạn sử dụng của màng khò đến 10 năm, mặc dù không được đánh giá tồn tại vĩnh viễn như dòng chất lỏng thẩm thấu.

Hướng dẫn thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Bước 1: Làm sạch mặt bằng trước khi thi công

Trước khi bắt tay vào thi công, bạn nên kiểm tra xem tường và sàn nhà vệ sinh có sạch không. Để đạt được liên kết, bám dính tối ưu, tất cả các bề mặt phải sạch và không có các chất làm giảm độ bám dính (ví dụ: bụi, axit, dầu mỡ). Hãy đảm bảo rằng sàn luôn được khô thoáng

Bước 2: Xử lý các phần góc

Bao gồm tất cả các góc bên trong và bên ngoài liên quan khu vực chống thấm

Hãy chắc chắn rằng tất cả các góc tường, mép mạch ngừng cần được đục rộng hoặc bồi thêm để đảm bảo đúng kỹ thuật thi công. Có thể mở rộng hoặc bồi thêm các phần góc này bằng cách cắt chúng theo kích thước yêu cầu hoặc trét thêm.

Bước 3: Làm nóng mặt sàn vệ sinh trước khi thi công bằng đèn khò khí gas

Bước 4: Quét lớp lót Primer gốc bitum lên trên mặt sàn nhà vệ sinh.

Bước 5: Dùng máy khò đốt trực tiếp lên bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều sau đó dính xuống mặt sàn.

Đốt nhựa bitum chảy đến đâu thi lăn màng chống thấm đến đó.

Bước 6: Tại các cổ ống nước phải dán bo kỹ ở trong và ngoài miệng ống để tránh nước thấm xung quanh cổ ống. Để đảm bảo tốt nhất, nên dùng gioăng trương nở quấn xung quanh để chặn nước rò rỉ ra.

Bước 7: Tại các chân tường dán vén lên 15 – 20 cm để vị trí tiếp giáp giữa sàn và tường khít. Hạn chế nguy cơ tạo kẽ hở, nứt gây thấm dột. Các cổ ống nước dán kín cả trong lẫn ngoài, tốt nhất quấn gioăng trương nở xung quanh

Bước 8: Sau khi thi công xong tiến hành trát một lớp ximăng cát lên trên để bảo vệ lớp màng chống thấm, hoàn trả mặt bằng

Những nguyên nhân dẫn đến tường dễ bị thấm nước

  • Khi thi công công trình. Quy trình xây dựng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng toàn bộ ngôi nhà sau này. Nếu lỗi kĩ thuật xảy ra, hay các khâu xây dựng không chặt chẽ thì sẽ để lại hậu quả cực kì tệ hại về sau. Tình trạng thấm nước vào chân tường, trần nhà…v..v…sẽ xảy ra là điều tất yếu
  •  Do các vật liệu xây dựng và hoàn thiện đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt, qua thời gian sử dụng và sự khắc nghiệt của thời tiết, có thể lắm, từ những lỗ nhỏ li ti ấy sẽ là khởi đầu của tình trạng thấm dột. 
  •  Do các vết nứt, lỗ hở, hoặc chung cư, nhà phố đã cũ. Về lý thuyết, các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt. Thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.

Chất liệu sử dụng để chống thấm: 

  • Sử dụng loại sơn nhũ tương, có thể chống thấm nước có lẫn clo và sunfat.
  • Nhựa chống thấm Eniroof dung để tạo một lớp phủ chống thấm nước.
  • Lớp phủ chống nước Acrytic, là một hợp chất một thành phần polymer và các phụ gia đặc biệt, có đặc tính liên kết tốt, chống thấm cho sân thượng, mái, ban công,.

Xem thêm

Hút hầm cầu

Nạo vét hố ga

Thông cống nghẹt

Làm gì khi tường bị thấm nước?

Hãy chọn lựa nhà thi công uy tín để đảm bảo công trình của bạn không bị hư hại về sau. Những cách sau đây mà công ty chúng tôi cung cấp, sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng tường bị thấm nước

Tùy vào khí hậu của địa phương mà thiết kế sao cho phù hợp nhất. Đảm bảo hướng phân thuỷ và độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Với công trình mái bằng, phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.

Bảo vệ kết cấu mái cố định (mái bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như: lợp/dán ngói (với mái dốc), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (với mái bằng). Việc được che phủ này giúp mái bê tông tránh được sự co ngót, dễ xuất hiện vết nứt. Thiết kế vườn, mặt nước trên mái hay sân thượng là một giải pháp tốt bảo vệ cho cho kết cấu mái phía dưới nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu không xử lý tốt.

Bảo vệ kết cấu bao che (tường) – đặc biệt là tường hướng đông – tây chịu nắng nhiều dễ bị nứt bằng cách dùng hệ kết cấu chắn nắng, cây xanh…, sử dụng vật liệu bề mặt hợp lý. Không nên xây tường mỏng dễ bị nứt, sử dụng đúng loại gạch cho các khối xây.

DMCA
PROTECTED