2 Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay

2 Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay được áp dụng nhiều nhất. Chống thấm là một công việc không hề dễ dàng. Do đó, để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối công công trình về sau, bạn nên tìm hiểu kĩ đơn vị chống thấm đang nổi tiếng hiện nay. Hãy gọi cho công ty chúng tôi theo hotline: 0909.609.125 – 0918.064.139

2 Cách Xử Lý Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

2 Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay

Hướng dẫn thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Bước 1: Làm sạch mặt bằng trước khi thi công

Trước khi bắt tay vào thi công, bạn nên kiểm tra xem tường và sàn nhà vệ sinh có sạch không. Để đạt được liên kết, bám dính tối ưu, tất cả các bề mặt phải sạch và không có các chất làm giảm độ bám dính (ví dụ: bụi, axit, dầu mỡ). Hãy đảm bảo rằng sàn luôn được khô thoáng

Bước 2: Xử lý các phần góc

Bao gồm tất cả các góc bên trong và bên ngoài liên quan khu vực chống thấm

Hãy chắc chắn rằng tất cả các góc tường, mép mạch ngừng cần được đục rộng hoặc bồi thêm để đảm bảo đúng kỹ thuật thi công. Có thể mở rộng hoặc bồi thêm các phần góc này bằng cách cắt chúng theo kích thước yêu cầu hoặc trét thêm.

Bước 3: Làm nóng mặt sàn vệ sinh trước khi thi công bằng đèn khò khí gas

Bước 4: Quét lớp lót Primer gốc bitum lên trên mặt sàn nhà vệ sinh.

Bước 5: Dùng máy khò đốt trực tiếp lên bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều sau đó dính xuống mặt sàn.

Đốt nhựa bitum chảy đến đâu thi lăn màng chống thấm đến đó.

Bước 6: Tại các cổ ống nước phải dán bo kỹ ở trong và ngoài miệng ống để tránh nước thấm xung quanh cổ ống. Để đảm bảo tốt nhất, nên dùng gioăng trương nở quấn xung quanh để chặn nước rò rỉ ra.

Bước 7: Tại các chân tường dán vén lên 15 – 20 cm để vị trí tiếp giáp giữa sàn và tường khít. Hạn chế nguy cơ tạo kẽ hở, nứt gây thấm dột. Các cổ ống nước dán kín cả trong lẫn ngoài, tốt nhất quấn gioăng trương nở xung quanh

Bước 8: Sau khi thi công xong tiến hành trát một lớp ximăng cát lên trên để bảo vệ lớp màng chống thấm, hoàn trả mặt bằng

Các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Với các bước tiến hành, quy trình làm việc cụ thể trong việc chống thấm nhà vệ sinh. Sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn

Bước 1: Chuẩn bị những vật liệu chống thấm cho nhà vệ sinh

+ Chất kết nối gốc nhựa Epoxy 2 thành phần Sikadur 732

+ Vữa trộn sẵn không co ngót dùng đổ bù Sikagrout 214-11

+ Hóa chất trám khe nối, cổ ống, khe nứt gốc Polyurethane 1 thành phần Sikaflex Construction

+ Hóa chất quét lót cho lớp trám khe Sika Primer 3

+ Màng chống thấm Bitume Polymer cải tiến 1 thành phần, gốc nước Sikaproof Membrane

+ Phụ gia chống thấm trộn vữa bê tông Sika Latex

Khi đã chuẩn bị những thứ cần thiết bên trên. Chúng ta còn phải bố trí sẵn máy móc, nhân công, trang thiết bị đảm bảo chất lượng và số lượng cho quá trình tiến hành nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi đúng tiến độ nhất.

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công

+ Đối với công trình mới hoàn thiện phần thô:

Xử lý và vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công. Đối với những công trình mới xây dựng thì việc này khá đơn giản. Do đó, chúng ta thường được khuyến cáo tiến hành chống thấm sàn nhà vệ sinh ngay khi xây mới.

+ Đối với công trình cũ hoặc toilet đã hoàn thiện một thời gian:

Tùy mức độ tổn hại mà quyết định bóc toàn bộ lớp vỏ bên ngoài hay không. Bên cạnh đó, chúng ta tháo dỡ các thiết bị đã lắp đặt. Cuối cùng là làm sạch không gian để chuẩn bị bề mặt thi công.

Bước 3: Tiến hành chống thấm 

+ Trong trường hợp đã lắp đặt ống dẫn nước, chúng ta phải đục mặt trên của bê tông xung quanh ống. Sau đó tạo miệng hố khoảng 10 mm x 10 mm.  Tiếp theo đổ vữa trộn bê tông không co ngót Siakgrout 214 -11 vào.

+ Còn nếu chưa lắp đặt ống dẫn, chúng ta phủ lớp kết nối gốc Epoxy Sikadur 732 lên trên bề mặt bê tông đã làm sạch. Đổ vữa không co ngót Sikagrout 214 – 11 xung quanh ống ngay từ khi lớp kết nối vẫn còn dính.

+ Quét lớp Sika Primer 3 lên cách mặt rãnh của ống nhựa.

+ Thi công chất chống kết dính lên bề mặt đáy nằm ngang của từng rãnh.

+ Bơm hóa chất trám cổ ống SikaFlex Construction vào rãnh.

+ Quét lớp lóp, pha loãng Sikaproof Membrane với nước sạch, dùng cọ hoặc máy phun xịt đều bề mặt bê tông với mật độ 0.2 – 0.3kg/m2. Đợi khô hoàn toàn rồi tiến hành phun hoặc quét lớp thứ 2. Trung bình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika sẽ dùng khoảng 2 – 3 lớp lót.

+ Trộn vữa kết nối Sika Latex và thi công phủ lên lớp Sikaproof Membrane đã quét trước đó khoảng 2 – 3 h đồng hồ. Chú ý bề dày lớp kết nối khoảng 1 – 2mm.

+ Cuối cùng là phủ vữa chống thấm sika lên bề mặt lớp kết nối khi vẫn còn ẩm ướt.

+ Ngâm thử nước 24h trước khi hoàn thiện và trang trí, lắp đặt thiết bị vệ sinh.

Xem thêm

Hút hầm cầu

Nạo vét hố ga

Thông cống nghẹt

Thi công chống thấm theo các quy trình sau

Dù là loại vật liệu nào, thì cũng có 1 cách thi công chung cho những công trình đó. Cụ thể như:

  • Loại bỏ những phần bê tông thừa sau khi đục phẳng bề mặt. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi chống thấm
  • Với những khe nứt bê tông, cần phải được đục hình chữ V, độ sâu tối thiểu 12mm
  • Sau đó vá bằng các vật liệu chống thấm để độ đàn hồi được cao hơn.
  • Tạo độ phẳng cho bề mặt bằng cách sử dụng máy. Vệ sinh bằng chổi sắt sạch sẽ lớp bụi bẩn mục đích để tăng độ bám cho những vật liệu dạng màn hoặc phun, quét.
  • Sau khi những vết trám vá đã khô, ta tiến hành thi công chống thấm.

Chú ý:

– Trách nhiệm chủ quan của chủ công trình xây dựng. Hay có tâm lý chọn những màng chống thấm ( hay vật liệu chống thấm ) giá rẻ. Trong quá trình giám sát không chặt chẽ, sự yếu kém của đơn vị thi công dẫn đến công trình sau thi công đạt chất lượng thấp. Chi phí bạn bỏ ra sửa chữa sau này có thể là gấp đôi so với lần thi công đầu

Chống thấm là một công việc không hề dễ dàng. Do đó, để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối công công trình về sau, bạn nên tìm hiểu kĩ đơn vị chống thấm đang nổi tiếng hiện nay

DMCA
PROTECTED