Các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng sika sau đây sẽ giúp bạn nắm được các nguyên tắc cơ bản trong quá trình thi công. Công ty Hồng Phước chúng tôi có đội ngũ thi công chống thấm giàu kinh nghiệm, sẽ đưa ra các giải pháp thi công sao cho vừa an toàn, lại tiết kiệm nhất.

Các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Với các bước tiến hành, quy trình làm việc cụ thể trong việc chống thấm nhà vệ sinh. Sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn

Bước 1: Chuẩn bị những vật liệu chống thấm cho nhà vệ sinh

+ Chất kết nối gốc nhựa Epoxy 2 thành phần Sikadur 732

+ Vữa trộn sẵn không co ngót dùng đổ bù Sikagrout 214-11

+ Hóa chất trám khe nối, cổ ống, khe nứt gốc Polyurethane 1 thành phần Sikaflex Construction

+ Hóa chất quét lót cho lớp trám khe Sika Primer 3

+ Màng chống thấm Bitume Polymer cải tiến 1 thành phần, gốc nước Sikaproof Membrane

+ Phụ gia chống thấm trộn vữa bê tông Sika Latex

Khi đã chuẩn bị những thứ cần thiết bên trên. Chúng ta còn phải bố trí sẵn máy móc, nhân công, trang thiết bị đảm bảo chất lượng và số lượng cho quá trình tiến hành nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi đúng tiến độ nhất.

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công

+ Đối với công trình mới hoàn thiện phần thô:

Xử lý và vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công. Đối với những công trình mới xây dựng thì việc này khá đơn giản. Do đó, chúng ta thường được khuyến cáo tiến hành chống thấm sàn nhà vệ sinh ngay khi xây mới.

+ Đối với công trình cũ hoặc toilet đã hoàn thiện một thời gian:

Tùy mức độ tổn hại mà quyết định bóc toàn bộ lớp vỏ bên ngoài hay không. Bên cạnh đó, chúng ta tháo dỡ các thiết bị đã lắp đặt. Cuối cùng là làm sạch không gian để chuẩn bị bề mặt thi công.

Bước 3: Tiến hành chống thấm 

+ Trong trường hợp đã lắp đặt ống dẫn nước, chúng ta phải đục mặt trên của bê tông xung quanh ống. Sau đó tạo miệng hố khoảng 10 mm x 10 mm.  Tiếp theo đổ vữa trộn bê tông không co ngót Siakgrout 214 -11 vào.

+ Còn nếu chưa lắp đặt ống dẫn, chúng ta phủ lớp kết nối gốc Epoxy Sikadur 732 lên trên bề mặt bê tông đã làm sạch. Đổ vữa không co ngót Sikagrout 214 – 11 xung quanh ống ngay từ khi lớp kết nối vẫn còn dính.

+ Quét lớp Sika Primer 3 lên cách mặt rãnh của ống nhựa.

+ Thi công chất chống kết dính lên bề mặt đáy nằm ngang của từng rãnh.

+ Bơm hóa chất trám cổ ống SikaFlex Construction vào rãnh.

+ Quét lớp lóp, pha loãng Sikaproof Membrane với nước sạch, dùng cọ hoặc máy phun xịt đều bề mặt bê tông với mật độ 0.2 – 0.3kg/m2. Đợi khô hoàn toàn rồi tiến hành phun hoặc quét lớp thứ 2. Trung bình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika sẽ dùng khoảng 2 – 3 lớp lót.

+ Trộn vữa kết nối Sika Latex và thi công phủ lên lớp Sikaproof Membrane đã quét trước đó khoảng 2 – 3 h đồng hồ. Chú ý bề dày lớp kết nối khoảng 1 – 2mm.

+ Cuối cùng là phủ vữa chống thấm sika lên bề mặt lớp kết nối khi vẫn còn ẩm ướt.

+ Ngâm thử nước 24h trước khi hoàn thiện và trang trí, lắp đặt thiết bị vệ sinh.

Xem thêm

Hút hầm cầu

Nạo vét hố ga

Thông cống nghẹt

Hướng dẫn 3 cách chống thấm trần nhà bê tông mang lại hiệu quả

Thứ nhất: Các chống thấm trần nhà bê tông bằng biện pháp thi công bằng Sikaproof Membrane

Sikaproof Membrane là dạng vật liệu dễ sử dụng, dễ mua để chống thấm trần nhà. Chúng có giá thành rẻ, cũng như là có nhiều ưu điểm như dễ thi công bằng chổi hay bình phun hay khô nhanh tạo thành một lớp phủ bền và linh hoạt. Kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết nứt. Thiết kế của vật liệu này dễ sử dụng trên các kết cấu cũ và mới cũng như không chứa dung môi; không mùi và không bị dính tay.

Thứ hai: Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng cách thi công bằng màng chống thấm tự dính hay khò nóng

Đây là phương pháp chống thấm hiệu quả nhất, thi công dễ dàng. Ta chỉ việc bóc lớp vỏ silicon là có thể dán trực tiếp, an toàn và nhanh chóng hơn màng chống thấm khò nhiệt. Vì không cần sử dụng đến nhiệt để tạo độ dính với  khả năng bám dính cực tốt trên bề mặt thi công khi nhiệt độ thay đổi.

Chất liệu này có thể ứng dụng rộng rãi trong chống thấm trần nhà bê tông, chống thấm cầu đường, hầm, cống,…Ưu điểm của chống thấm bằng mang dính là an toàn với sức khỏe với con người. Và không gây hại cho môi trường, không có hóa chất độc hại gây ô nhiễm, không kén chất liệu thi công.

Nhược điểm của kỹ thuật chống thấm dột bằng màng khò nóng là thi công phức tạp. Đặc biệt là ở vị trí mối nối của các tấm màng. Bên cạnh đó còn cần thêm kỹ thuật gia nhiệt, khò nóng chảy để tạo kết dính. Và tuổi thọ cũng như độ bền cũng chỉ ngang bằng các loại màng tự dính.

Thứ ba: Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng bằng nhựa đường

Nếu sử dụng tấm dán nhựa đường thì phải dán thẳng hàng, không cuốn nếp. Các vạt bên liền kề dán chồng lên nhau 10cm, vạn cuối dán chồng 15cm. Tại các vị trí giao với tường phải dán lên tường 15cm

Gia cố các điểm yếu như chân tường giao với sàn, cổ ống thoát nước,khe lún bằng lớp primer gốc nhựa đường.


Warning: call_user_func_array() expects parameter 1 to be a valid callback, array must have exactly two members in /home/jrynmofwhosting/public_html/ruthamcauth.net/wp-includes/class-wp-hook.php on line 326

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home/jrynmofwhosting/public_html/ruthamcauth.net/wp-content/plugins/litespeed-cache/src/vary.cls.php on line 243

Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/jrynmofwhosting/public_html/ruthamcauth.net/wp-includes/comment-template.php on line 1582
DMCA
PROTECTED